Trang chủ Nghệ thuật NSND Trọng Phúc và Thanh Hằng xúc động tại buổi ra mắt sách về cải lương

NSND Trọng Phúc và Thanh Hằng xúc động tại buổi ra mắt sách về cải lương

bởi Linh

Tập sách “Sân khấu cải lương Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 1975 – 2025” – Một công trình văn hóa tiêu biểu

Ngày 8-7, tại Đường sách Nguyễn Văn Bình (quận 1, TP HCM), Hội Sân khấu TP HCM đã tổ chức chương trình giao lưu giới thiệu Tập sách “Sân khấu cải lương Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 1975 – 2025”. Sự kiện này không chỉ đánh dấu một cột mốc quan trọng trong lịch sử sân khấu cải lương mà còn thể hiện sự gắn bó sâu sắc của loại hình nghệ thuật này với đời sống văn hóa Nam Bộ.

NSND Trọng Phúc và NS Thanh Hằng biểu diễn tại Đường sách TP HCM

NSND Trọng Phúc và NS Thanh Hằng biểu diễn tại Đường sách TP HCM

Lưu giữ bản sắc của sân khấu cải lương

Tập sách dày 553 trang, gồm hơn 100 bài viết chuyên sâu trải dài trên 9 nhóm đề tài lớn, tập hợp tư liệu, phân tích, đánh giá, ký ức và thành tựu nghệ thuật cải lương TP HCM trong nửa thế kỷ. Đặc biệt, phần chân dung nghệ sĩ giới thiệu những hình ảnh quý giá về các văn nghệ sĩ đã đóng góp nổi bật cho sân khấu cải lương.

Không gian buổi giới thiệu sách là cơ hội để khán giả trẻ nghe những câu chuyện về sân khấu Cải lương TP HCM

Không gian buổi giới thiệu sách là cơ hội để khán giả trẻ nghe những câu chuyện về sân khấu Cải lương TP HCM

NSND Trọng Phúc, một trong những nghệ sĩ biểu diễn tại sự kiện, tâm sự: “Tôi rất hạnh phúc khi lần đầu hát tại Đường sách TP HCM trong một không gian rất đặc trưng để quảng bá tác phẩm được đầu tư 2 năm qua của Hội Sân khấu TP HCM. Đây là dự án nghiên cứu, biên soạn công phu, ghi nhận hành trình nửa thế kỷ phát triển, đổi mới và gìn giữ của sân khấu cải lương – loại hình nghệ thuật gắn bó sâu sắc với đời sống văn hóa Nam Bộ”.

Tình yêu dành cho sân khấu cải lương

NS Thanh Hằng cũng xúc động khi xem quyển sách có hình ảnh của gia đình mình: “Ý nghĩa vô cùng vì Hội Sân khấu TP HCM đã tạo cơ hội để nhiều thế hệ nghệ sĩ, nhà nghiên cứu, quản lý sân khấu cải lương gặp gỡ và ôn lại nhiều kỷ niệm. Tôi chọn bài vọng cổ “Bông hồng cài áo” để nói lên tình yêu của tôi dành cho sân khấu cải lương giống như tình yêu đáng kính mà chúng ta dành cho mẹ”.

NSND Trần Minh Ngọc và NSND Trần Ngọc Giàu - đồng chủ biên sách - đã ký tặng các khán giả, đọc giả trẻ

NSND Trần Minh Ngọc và NSND Trần Ngọc Giàu – đồng chủ biên sách – đã ký tặng các khán giả, đọc giả trẻ

Sức hút và độ lan tỏa bền bỉ của cải lương

TS Mai Mỹ Duyên, một trong những khách mời giao lưu, chia sẻ: “Điều quan trọng với cải lương hôm nay là phải thay đổi tư duy: Cải lương phải sửa đổi để làm cho tốt hơn, luôn luôn làm tốt hơn. Mà nếu như vậy thì tư duy sáng tạo không thể không đổi, phải luôn luôn mở, luôn luôn tiếp nhận cái mới”.

Cuộc hội ngộ đầy nghĩa tình của các văn nghệ sĩ TP HCM trong không gian ra mắt sách

Cuộc hội ngộ đầy nghĩa tình của các văn nghệ sĩ TP HCM trong không gian ra mắt sách

Có thể bạn quan tâm