Trang chủ Giải trí ‘Sự chuyển mình của ngành xuất bản: Sách điện tử và sách nói lên ngôi’

‘Sự chuyển mình của ngành xuất bản: Sách điện tử và sách nói lên ngôi’

bởi Linh

Nhu cầu đọc sách của người Việt đang gia tăng, và cùng với đó là sự phát triển của các hình thức đọc mới như sách điện tử (ebook) và sách nói (audiobook). Tuy nhiên, liệu những hình thức đọc mới này có thể thay thế thói quen đọc sách giấy truyền thống?

Ngành xuất bản đang chuyển mình để thích ứng với nhu cầu đọc mới. Tại Diễn đàn Xuất bản Số 2025 với chủ đề “Tương lai ngành xuất bản trong kỷ nguyên số”, các chuyên gia và đại diện đơn vị xuất bản đã thảo luận về hướng đi tiềm năng cho ngành xuất bản trong bối cảnh số hóa.

[Caption align=”aligncenter” width=”650″]Ông Lê Quốc Vinh Ông Lê Quốc Vinh, Phó Chủ tịch Công ty cung cấp ứng dụng sách nói Fonos[/caption]

Ông Lê Quốc Vinh, đại diện Fonos, cho rằng âm thanh có khả năng truyền tải cảm xúc mạnh mẽ. Vì vậy, Fonosp chú trọng sử dụng nhạc nhẹ, giọng đọc lôi cuốn để dẫn dắt nội dung. Đặc biệt, với những tựa sách về kinh tế và quản trị, đơn vị này còn sử dụng chính giọng của tác giả để khiến người nghe có cảm giác như đang trò chuyện với người viết.

Hình thức đọc này giúp độc giả duy trì thói quen đọc ngay cả khi bận rộn. “Người đọc có thể tiếp thu tri thức trong khi làm việc nhà, lái xe, mà không cần cầm trên tay bất kỳ thiết bị nào,” ông Vinh cho biết.

Diễn đàn đặt ra câu hỏi: Liệu trải nghiệm đọc sách giấy truyền thống có thể được thay thế bằng nghe sách hay đọc sách điện tử? Các diễn giả nhấn mạnh rằng đơn vị xuất bản không tìm cách thay đổi thói quen đọc sách giấy mà tìm cách thu hút những người chưa có thói quen đọc.

Một trong những giải pháp được đề xuất là ra mắt nhiều phiên bản của một cuốn sách để phù hợp với nhiều đối tượng đọc giả khác nhau. Ông Nguyễn Cảnh Bình, Chủ tịch Alpha Books, cho ví dụ về cuốn “Lịch sử chữ quốc ngữ” của tác giả Phạm Kiều Ly. Tác phẩm này ban đầu là một luận án, sau đó được biên soạn thành sách500-600 trang. Để cung cấp kiến thức một cách dễ hiểu, đơn vị xuất bản kết hợp với tác giả để ra mắt phiên bản “100 câu hỏi về lịch sử chữ quốc ngữ” dưới dạng hỏi đáp.

[Caption align=”aligncenter” width=”650″]Các diễn giả Từ trái qua: ông Nguyễn Thế Hùng, Lê Quốc Vinh và Nguyễn Cảnh Bình[/caption]

Về hệ sinh thái sách điện tử, nội dung cần đa dạng, cởi mở và chính thống. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Thế Hùng, giám đốc Công ty TNHH Điện tử Aki, thị trường sách điện tử tại Việt Nam vẫn còn chậm so với quốc tế, chủ yếu do chưa có nền tảng phân phối tiện lợi.

Song, sự phát triển của hình thức đọc mới cũng đặt ra vấn đề về bản quyền. Ông Lê Quốc Vinh cho biết việc ngăn chặn vi phạm bản quyền là một bài toán khó. Để giải quyết, ông đề xuất các đơn vị xuất bản cần liên kết và học hỏi cách làm của Facebook hay YouTube – cho phép người dùng báo cáo và khóa nội dung vi phạm.

Diễn đàn Xuất bản Số 2025 thu hút sự tham gia của nhiều nhà quản lý, chuyên gia công nghệ và đơn vị xuất bản. Sự kiện là cơ hội để các bên liên quan thảo luận về tương lai của ngành xuất bản và cách tận dụng công nghệ để phát triển.

Có thể bạn quan tâm